Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

Vé máy bay Sài Gòn đi Huế


Vé máy bay Sài Gòn đi Huế sẽ đưa bạn đến với thành phố thơ mộng, duyên dáng bậc nhất miền Trung. Không chỉ nổi tiếng bởi hệ thống lăng tẩm cổ kính mà vùng đất này còn được biết đến bởi nền ẩm thực cầu kỳ, tinh tế cùng người dân hiền lành, chất phác với giọng nói nhẹ nhàng nhưng “ rất Huế”.

Bảng giá vé máy bay Sài Gòn đi Huế
Hành trình Hãng hàng không Gía vé tham khảo
 Sài Gòn – Huế Vietjet Air Vietnam Airlines
Jetstar
660.000vnd 1.050.000vnd
720.000vnd

Lưu ý:
+ Gía vé một chiều, hạng phổ thông, chưa bao gồm thuế và phí
+ Tùy vào thời điểm và hạng vé bạn đặt mua mà giá vé có sự thay đổi.
+ Đặt mua càng sớm, giá vé càng rẻ, cận ngày bay giá vé sẽ cao hơn rất nhiều.
Những bí quyết để có chuyến du lịch Huế hoàn hảo.
-Để có cơ hội sở hữu tấm vé máy bay giá rẻ đi Huế, bạn cần tranh thủ đặt mua vé sớm .
- Hành trình bay từ Sài Gòn đi Huế cũng thường xuyên được các hãng hàng không khai thác đưa ra chương trình khuyến mãi hấp dẫn, bạn có thể săn vé để tiết kiệm chi phí.
- Du lịch Huế chủ yếu tham quan các lăng tẩm, Đại Nội, Chùa Thiên Mụ, các lăng tẩm thường cách xa nhau, do vậy bạn có thể thuê xe gắn máy để di chuyển, vừa tiếc kiệm chi phí lại vừa chủ động.
- Buổi tối nên mua vé nghe ca Huế trên sông Hương, nên mua vé lẻ để rẻ hơn so với khi bạn đặt vé đoàn và thuê nguyên chiếc thuyền rồng. Vé nghe ca Huế chỉ khoảng 40.000đ/ người.
- Thời điểm thích hợp để du lịch Huế từ tháng 2 đến tháng 8. Thời tiết nắng nóng vào tháng 3, 4, 5 nhưng thuận lợi cho hành trình tham quan, du lịch. Từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, Huế thường có mưa và ảnh hưởng các cơn bão, gió mùa đông bắc nên trời lạnh, ẩm ướt, có khi cả tháng bạn còn không được nhìn thấy mặt trời.
- Ngoài lăng tẩm của các vị vua nổi tiếng như Minh Mạng, Gia Long, Khải Định, Tự Đức,..du khách còn có thể tham quan những bãi biển nổi tiếng như Thuận An, Lăng Cô; ghé thăm đồi Thiên An hóng gió mát vì nơi đây giống như một phần của Đà Lạt; núi Bạch Mã; suối Voi; Điện Hòn Chén-một nơi nổi tiếng linh thiêng ở Huế.
- Đồ ăn Huế thường rất cay, do vậy nếu không ăn được đồ cay bạn nên mang theo sẵn thức ăn.
- Huế có nhiều món bánh ngon, cầu kỳ như bánh lọc, bánh ít ram, bánh bèo,.Muốn ăn chè có thể đến quán chè Hẻm đường Hùng Vương nổi tiếng với nhiều món chè ngon, trong đó nổi bật nhất là chè bột lọc bọc heo quay.
Chùa Thiên Mụ – “Đệ nhất cổ tự” đất Cố Đô
Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây, chùa Thiên Mụ hay còn có tên gọi khác là chùa Linh Mụ, một trong những ngôi chùa cổ nhất, đẹp nhất và linh thiêng nhất xứ Huế.

Chùa tọa lạc trên ngọn đồi Hà Khê được bao bọc xung quanh bởi những hàng cây cổ thụ tươi xanh soi bóng xuống dòng Hương thơ mộng. Chùa chính thức được khởi lập vào năm Tân Sửu (1601) đời chúa Nguyễn Hoàng – Vị chúa triều Nguyễn đầu tiên của Đàng Trong.
Theo truyền thuyết, khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa và vùng đất Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây để chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn xã tắc cho dòng dõi họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ Sông Hương ngược về phía thượng nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nho nhô lên bên dòng nước xanh biếc uốn khúc, thế đất như một con rồng đang quay đầu nhìn lại, đó chính là ngọn đồi Hà Khê.Người dân địa phương thời đó cũng cho biết ở đây, vào ban đêm , họ thường thấy một bà cụ tóc bạc phơ mặc bộ đồ màu nâu hiện ra và nói rằng “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh” , tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cũng bắt nhịp với ý nguyện của dân chúng, vậy nên ông đã cho xây dựng một ngôi chùa trên ngọn đồi và hướng mặt ra phía sông Hương, ngôi chùa đó đặt đặt tên là chùa Thiên Mụ ( bà mụ linh thiêng) và người dân Huế thường hay gọi là chùa Linh Mụ.
Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, chùa ít nhiều đã có sự biến đổi do chiến tranh, thiên nhiên tàn phá và đã đượctrùng tu sửa chữa nhiều lần. Dưới thời vua Thiệu Trị, chùa được mở rộng hơn và được xây thêm ngôi tháp Phước Duyên cao 21m, 7 tầng, mỗi tầng tháp đều có thờ tượng phật, bên trong là cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên, tháp Phước Duyên trở thành biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ.
Đến với Huế và ghé thăm Chùa Thiên Mụ là điều mà không một du khách nào có thể bỏ qua. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh, chùa Thiên Mụ luôn được xếp vào hàng những công trình đẹp nhất xứ Huế. Du ngoạn khám phá vẻ đẹp cổ kính của chùa, leo lên tầng cao nhất của tháp Phước Duyên ngắm nhìn toàn bộ dòng Hương nhẹ trôi mới cảm nhận được vẻ đẹp dịu dàng của xứ Huế, cảnh vật nơi đây rất hoang sơ dù chỉ cách trung tâm thành phố 5km, những rẫy bắp bên dòng sông Hương, những mảng xanh của thiên nhiên toát lên vẻ đẹp thơ mộng, duyên dáng cho vùng đất Thần Kinh.
Mỗi lần đến Huế, không ít du khách tìm đến chốn thơ mộng này để tĩnh tâm, chiêm bái, vãn cảnh và ngắm vẻ đẹp dòng Hương đang lững lờ trôi, để rồi một chiều văng vẳng bên tai chiếng chuông chùa xa vắng, gợi nhớ những nỗi niềm thân thương xứ Huế mộng mơ.
Đến Huế thưởng thức cơm hến
Cơm hến là một món đặc sản nức tiếng xứ Huế, cơm hến được trình bày dưới dạng cơm nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị, cùng với đó là nước hến, mắm ruốc, tóp mỡ, ớt màu, đậu phộng nguyên hạt, khế,  dầu ăn chín, tiêu, bột ngọt và muối. Cơm hến được bán phổ biến nhiều nơi ở Huế, nhưng ngon nhất và nổi tiếng nhất vẫn là cơm hến ở Cồn Hến.
ComHen
Cồn Hến là vùng đất thuộc phường Vỹ Dã, cách trung tâm thành phố Huế chỉ độ vài km, từng miêu tả như “cù lao xinh đẹp”. Người dân nơi đây chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản tôm cá trên sông Hương và đặc biệt nhất và nghề bắt hến, đãi hến, chà hến,..đòi hỏi sự công phu, cầu kỳ qua từng công đoạn để cho ra thành phẩm hến tươi ngon, sạch và đảm đảm vệ sinh, an toàn cho người thưởng thức.
Cơm Hến ra đời từ thế kỷ 18, khi một đôi vợ chồng nghèo đã dùng hến bắt được ăn với cơm nguội vào mỗi sáng sớm. Thế nhưng hương vị lại rất ngon, từ đó món ăn được lan truyền khắp nơi ở cồn hến, sau đó được vua Thành Thái thưởng thức và chọn làm món ăn tiến cung vào mỗi dịp lễ, tết.
Ngày nay, món cơm hến đã được chế biến, sáng tạo và công phu hơn. Từng muỗi cơm nguội trắng tinh, người bán cho thêm ớt cay, đậu phụng, dầu điều, bột ngọt, tóp mỡ, khế, nước mắm ruốc,rau thơm, rau môn xắt nhỏ, húng quế và trộn chung với nhau. Cơm hến có vị rất cay hòa cùng vị mặn của ruốc, vị béo của hến, giòn giòn của đậu phụng, tóp mỡ cùng vị rau mát lành khiến thực khách không khỏi hít hà khi thưởng thức.

Điều đặc biệt, cơm hến còn được ăn kèm với tô nước luộc hến ngọt đậm đà. Ở Cồn Hến khi gọi cơm hến, chủ quán sẽ hỏi bạn muốn “ăn nước hay ăn khô?” . Nếu ăn nước thì nước hến được chan vào tô, nếu ăn khô thì nước hến bỏ riêng, khi nào ăn hết tô cơm hến thì húp nước hến. Không chỉ có vậy, món cơm hến còn có sự đa dạng về gia vị, khi ăn bạn có thể thêm muối, nước mắm tỏi ớt, bột ngọt, sa tế cay của Huế bao nhiêu tùy thích đã được chủ quán để sẵn trên bàn, nếu muốn có thêm vị chua, bạn có thể yêu cầu chủ quán cho thêm ít khế xắt nhỏ.
Ngoài ra, khi đến Cồn Hến bạn còn được thưởng thức món bún hến, từ lâu đã trở thành cặp bài trùng không thể tách rời. Nếu đến Huế mà chưa thưởng thức cơm hến, bún hến xem như bạn chưa biết gì về vùng đất cố đô.
Một lần đặt chân khám phá Huế, chắc chắn những dư âm của vùng đất duyên dáng này sẽ luôn để lại trong bạn những ấn tượng khó phai nhạt. Nhanh tay đặt mua vé máy bay Sài Gòn đi Huế tại đại lý Cánh Chim Việt để du ngoạn, trải nghiệm những điều thú vị về miền Sông Hương, Núi Ngự.

Theo Cánh Chim Việt - http://vemaybaycanhchimviet.vn/ve-may-bay-sai-gon-di-hue/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét